Vì sao cần phải phân loại rác? Cách phân loại rác hiệu quả tại nhà được tiến hành như thế nào? Những lưu ý gì khi phân loại rác tại nhà để tránh sai sót khi thực hiện.Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu hiện nay. Việc áp dụng phương pháp phân loại rác ngay từ đầu để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả. Hãy theo dõi tiếp bài viết để áp dụng cách cách phân loại rác tại nhà nhé!
Vì sao cần phải phân loại rác?
Có một nguyên tắc mà tôi rất tâm đắc đó là “Làm đúng ngay từ đầu”. Trong bất kỳ công việc gì cũng vậy, chỉ cần bước đầu làm thật tốt và đúng thì những công đoạn sau sẽ thực hiện dễ dàng và đem lại hiệu quả cao.Phân loại rác cũng vậy, chỉ cần thực hiện chỉnh chu ngay tại nguồn thì sẽ giảm thiểu được tình trạng quá tải ở đoạn cuối.Cách phân loại rác tại nguồn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:
- Tiết kiệm được tài nguyên, chi phí thu gom, xử lý;
- Giúp gia chủ tận dụng được những phế liệu tái sử dụng hay ủ phân compost cho cây trồng;
- Nâng cao nhận thức cộng đồng chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cách thu gom rác
Cách thu gom rác hữu cơ dễ phân huỷ: Thu gom rác vào các vật dụng chứa rác riêng để tận dụng để ủ làm phân hữu cơ tại các gia đình hoặc đưa đến các nhà máy sản xuất phân bón. Cách thu gom rác khó phân huỷ:
- Cách thu gom rác tái chế: rác tái chế được phân loại riêng và chuyển đến các cơ sở tái chế rác.
- Cách thu gom rác không tái chế: những rác thải không có khả năng tái chế được nữa sẽ được thu gom và đưa đến các điểm tập kết, sau đó chuyển đến các khu xử lý rác thải tập trung.
Cách phân loại rác hiệu quả tại nhà
Đối với rác thải sinh hoạt tại nhà thông thường sẽ được phân làm 3 nhóm chính sau: Rác thải hữu cơ dễ phân hủy; rác vô cơ; rác tái chế. Người trong gia đình hãy thực hiện cách phân loại rác theo từng nhóm để góp phần xử lý rác hiệu quả.
Áp dụng cách thức phân loại rác tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý
Nhóm rác hữu cơ dễ phân hủy
- Có thể tận dụng để ủ phân compost cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Nhóm này bao gồm: các loại rau củ bị hư, vỏ trái cây, vỏ trứng, thịt cá hư hỏng, thức ăn thừa, bã trà, cà phê…
Nhóm rác vô cơ
Là túi nilon, pin, các vật dụng làm từ gốm sứ, thủy tinh… những loại rác này không thể sử dụng được nữa phải để thu gom xử lý tại các nhà máy rác thải.
Nhóm rác tái chế
- Bao gồm: giấy, các vật dụng làm từ nhựa, nhôm, sắt và các kim loại có thể tái chế.
- Các loại rác này khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để phục vụ con người.
Rác gia đình
Rác thải gia đình có thể được phân loại thành các nhóm:
- Rác thải hữu cơ dễ phân huỷ: một số loại thực phẩm thừa, vỏ rau, củ, quả, thức ăn thừa… sẽ được để riêng trong túi để tránh rơi ra hay chảy nước ra. Các loại rác thải này có thể được dùng để ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng hoặc chuyển đến các nhà máy làm thức ăn chăn nuôi.
- Rác thải có khả năng tái chế: một số loại rác như giấy, vỏ lon, vỏ chai… có thể tái chế được.
- Rác thải khác như tã, vải, bao bịch… sẽ được phân loại riêng và chuyển đến các cơ sở xử lý rác thải theo quy định.
Rác văn phòng
Rác văn phòng là những loại văn phòng phẩm không được sử dụng nữa, có thể được phân loại thành các nhóm:
- Rác tái chế được: một số loại rác như đinh, kẹp, thiết bị hư, chai nhựa, giấy báo cũ, bút hết mực, bút hỏng… sẽ được phân loại riêng để tái chế.
- Rác hữu cơ: thức ăn thừa tại văn phòng có thể được phân loại riêng để xử lý đúng mục đích.
- Rác thải nguy hại, không thể tái chế được như pin, bóng đèn… nên để riêng để xử lý riêng.
Rác y tế
Rác y tế được thải ra từ các cơ sở y tế. Phân loại rác thải y tế đã được Bộ Y tế quy định cụ thể bao gồm: – Chất thải lây nhiễm:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn như kim tiêm, đầu nhọn dây truyền, kim chọc dò, lưỡi dao mổ, đinh, cưa, kim châm cứu…
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch, chất thải từ phòng bệnh cách ly…
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao như mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm…
- Chất thải giải phẫu gồm mô, bộ phận cơ thể người, xác động vật thí nghiệm…
– Chất thải nguy hại không lây nhiễm:
- Các loại hoá chất thải bỏ có thành phần độc hại.
- Dược phẩm thải bỏ gây độc hoặc chứa thành phần nguy hiểm.
- Thiết bị y tế thải bỏ có chứa thuỷ ngân, kim loại nặng.
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ nguy hiểm.
– Chất thải y tế thông thường:
- Chất thải từ sinh hoạt thường ngày và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế.
- Chất thải thông thường không thuộc nhóm các chất thải y tế nguy hại.
Rác xí nghiệp
Rác xí nghiệp được phân loại thành các nhóm:
- Rác thải nguy hại có thành phần độc hại dễ gây cháy nổ, nhiễm độc như pin, phụ gia, dầu nhớt thải…
- Rác thải không nguy hại gồm sắt, thép, thuỷ tinh, than, gốm sứ, da, cao su… không nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của con người, có thể tái chế được.
Rác xây dựng
Rác xây dựng được phân thành các nhóm chính:
- Rác thải rắn có khả năng tái chế được như sắt, thép, nhôm, gỗ…
- Rác thải rắn không tái chế được, phải đi chôn lấp như vữa, bê tông, các loại đất, đá, gạch vụn…
- Rác thải nguy hại như thiết bị điện, pin, bình ắc quy, sơn…